Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trỗi dậy xu hướng ly khai (K1):Tiền lệ Crimea
Sau Crimea của Ukraine, đến lượt Scotland của Anh và Cataland của Tây Ban Nha cũng muốn tách khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Nhiều vùng tự trị khác trên thế giới cũng đang muốn làm điều tương tự. Xu hướng này làm dấy lên nhiều lo ngại.

 


Ngày 16-3, Crimea đã tổ chức trưng cầu dân ý để tách khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương ở Kiev, mở đầu cho một làn sóng ly khai mới ở khắp thế giới.

 

Lập luận nguy hiểm

 

Ngày 18-3, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Crimea Aksjonow ký xác nhận bán đảo Crimea từ nay là một phần của nước Nga. Ngày 27-3, Đại hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea, dẫn đến việc bán đảo này sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp, đồng thời tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

 

100 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết khẳng định việc Nga sáp nhập Crimea là bất hợp pháp, trong khi chỉ 11 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng. Do Nga là nước có quyền phủ quyết và đã bỏ phiếu chống, dự thảo nghị quyết đã không được thông qua và sau đó Crimea chính thức sáp nhập lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, hành động này của Nga bị Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cho là vi phạm luật quốc tế, đã áp dụng các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga. Moscow cũng đáp trả bằng những biện pháp cấm vận của riêng mình, khai mào cho một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai.

 

Lập luận của chính quyền Crimea trong cuộc ly khai này là họ hành động thể theo ý muốn của đa số người dân, được thể hiện thông qua cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý dù bị người Ukraine và người Tatar ở bán đảo này tẩy chay. Khi chính quyền trung ương Ukraine ở Kiev muốn chặn đứng cuộc ly khai bằng quân sự, Tổng thống Nga Putin đã cho quân đội nước này tràn vào lãnh thổ Ukraine, chống lại quân đội Ukraine trên đất Ukraine, với biện minh “bảo vệ kiều dân Nga ở Crimea”.

 

Theo các nhà quan sát, đây là lý lẽ nguy hiểm. Bởi một quốc gia luôn bao gồm nhiều thành phần sắc tộc, nếu sắc dân nào muốn là có thể bỏ phiếu để ly khai, sẽ khiến sự ổn định địa chính trị của cả thế giới bị đe dọa. Bên cạnh đó, hành động đưa quân đội xâm nhập lãnh thổ nước khác để bảo vệ kiều dân của mình là vi phạm luật lệ quốc tế. Và trên thực tế Nga đã sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukaine. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn chấp nhận việc các vùng tự trị được phép ly khai nếu người dân tại đó thiếu thốn nhân quyền nghiêm trọng do sự áp đặt của chính quyền trung ương. Sự ly khai của Bangladesh khỏi Pakistan năm 1971 và Kosovo khỏi Serbia năm 2008 là những thí dụ điển hình.

 

Điều này hoàn toàn khác biệt ở Crimea. Trước khi những cuộc biểu tình đòi ly khai ở bán đảo diễn ra, tình trạng nhân quyền tại đó không hề bị đe dọa hay khác biệt so với các vùng khác ở Ukraine. Nga và một số học giả thân Moscow muốn so sánh việc ly khai của Crimea với Kosovo. Tuy nhiên, điều này là khập khiễng, vì người Nga ở Crimea không bị thiếu thốn nhân quyền nghiêm trọng như người dân Kosvo khi còn thuộc Serbia.

 

Những tuyên bố rằng người nói tiếng Nga ở Crimea đối diện bạo lực từ những kẻ phân biệt chủng tộc là hoàn toàn vô căn cứ. Sự đàn áp của chính quyền Pakistan đã dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của Bangladesh, cuộc chiến tranh đó đã được sự ủng hộ đầu tiên từ Ấn Độ, sau đó là các nước khác và cuối cùng là LHQ. Ở Kosovo, cuộc thanh trừng sắc tộc của Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic, dẫn đến việc Kosovo ly khai (cho đến nay Nga vẫn cho là phi pháp) được Tòa án Công lý quốc tế của LHQ năm 2010 phán quyết không vi phạm luật pháp quốc tế.

 

Nga đe dọa chính mình

 

Cuộc ly khai của Crimea ngay lập tức gây hiệu ứng dây chuyền, khi các thành phố ở miền Đông Ukraine cũng đứng lên đòi độc lập, dẫn đến xung đột miền Đông Ukraine hiện nay. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc Nga ủng hộ sự ly khai của Crimea sẽ đe dọa chính sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Và mối đe dọa lớn nhất lại đến từ “người bạn” mà Moscow đang tin tưởng nhất là Trung Quốc.

 

Theo sau việc thôn tính Crimea và xung đột ở miền Đông Ukraine, Nga liên tiếp hứng chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh nổi lên như một người bạn nâng đỡ Moscow khi hoạn nạn, với nhiều hứa hẹn và ký kết thương mại hàng chục tỷ USD. Nhưng giới quan sát đưa ra nhiều lý do khiến Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn cho Nga.

 

Thứ nhất, nhiều phần thuộc Serbia và Nga trước đây từng thuộc về Trung Quốc trong cuộc chinh phục của Thành Cát Tư Hãn năm xưa. Chính sự mở rộng của các đế chế châu Âu sau đó đã buộc Trung Quốc phải từ bỏ những phần đất người phương Tây gọi là Viễn Đông.

 

Thứ hai, những năm 1960-1970, Liên Xô và Trung Quốc từng xung đột biên giới, thậm chí đụng độ vũ trang nhiều lần. Kể từ đó, nhiều phần nhỏ của Nga bị Trung Quốc âm thầm thâu tóm và người Trung Quốc cũng lặng lẽ chuyển đến những vùng đất trống trải đó. Thứ ba, bằng việc thôn tính Crimea với những lập luận ngang ngược, Nga có thể tạo tiền lệ để Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với những vùng đất từng bị họ chiếm năm xưa.

 

Khác với bán đảo Crimea nhỏ bé và nghèo tài nguyên, những vùng đất của Nga ở Viễn Đông rất rộng lớn và giàu tài nguyên thiên nhiên, chính là những thứ Trung Quốc đang rất đói. Trước mắt, có thể Bắc Kinh sẽ không có động tĩnh gì, nhưng họ nổi tiếng là những người giàu tính kiên nhẫn và có tầm nhìn dài hạn.

 

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tại Ukraine, đặc biệt tại Crimea, đang khiến Nga mất dần tầm ảnh hưởng ở các nước lân cận, được xem là vùng đệm an toàn cho Nga với phương Tây. Sự cường quyền của Nga đã khiến một số nước do dự giữa Moscow và phương Tây như Ukraine và Gruzia xích lại gần phương Tây hơn. Ukraine đã có thỏa thuận liên kết với EU hồi tháng 3 vừa qua, trong khi Gruzia cũng đang ráo riết chuẩn bị cho kịch bản tiến lại gần hơn với phương Tây để có thể nhận được sự bảo vệ lớn hơn trong tương lai.

 

Nhân cuộc khủng hoảng tại Ukraine, chính quyền Tbilisi đã kêu gọi EU đưa ra lộ trình rõ ràng cho tất cả các nước trong việc trở thành thành viên của khối. Trong khi đó, quốc gia láng giềng của Ukraine là Moldova cũng đang sốt ruột trước tương lai có thể bị mất tỉnh ly khai Transdniestria mà Nga cũng có ảnh hưởng rất lớn.

 


Biếm họa về cuộc bỏ phiếu ly khai của Crimea.

 

 Trong chuyến thăm Hoa Kỳ ngày 3-3, Thủ tướng nước này Iurie Leanca đã không ngần ngại so sánh tình hình ở bán đảo Crimea với tỉnh Transdniestria khi mở màn các cuộc thảo luận về hội nhập với phương Tây. Ông Leanca quan ngại một ngày nào đó, Moldova cũng sẽ bị hụt mất một phần lãnh thổ giống như Gruzia hay Ukraine. Như vậy, thay vì có 6 quốc gia Đông Âu làm vùng đệm ngăn với châu Âu, nay Moscow chỉ còn lại 2 quốc gia và 3 vùng tự trị.

 

Chủ nghĩa khủng bố ở Bắc Cacasus, một khu vực mà Nga không còn khả năng kiểm soát, cũng sẽ được dịp trỗi dậy. Cùng với đó, Nga sẽ phải căng sức nhiều hơn để đối phó với phương Tây khi đường biên giới của EU dịch chuyển về gần Nga hơn. Thật khó hình dung nước Nga sẽ phải đối phó như thế nào khi Hoa Kỳ và NATO lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở các vị trí chỉ cách các trung tâm quan trọng trên lãnh thổ Nga khoảng 1.000km.  

 

(Còn tiếp)

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Lò lửa Catalonia (14-09-2014)
    ‘Món hời’ từ những phi vụ buôn vũ khí (14-09-2014)
    Cơn lốc ly khai ở châu Âu - Độc lập cho Scotland: Có hay không? (14-09-2014)
    Ông Putin đã dùng 'đòn Judo' ở Ukraina như thế nào? (14-09-2014)
    Trưng cầu ý dân Scotland thổi lửa vào các phong trào ly khai (13-09-2014)
    Tổng thống Pháp F.Hollande: Những ngày gian nan (13-09-2014)
    Phương Tây đang phá hoại hòa bình ở Ukraina? (13-09-2014)
    Vì sao Scotland muốn “đường ai nấy đi”? (13-09-2014)
    EU: Lệnh trừng phạt mới với Nga có hiệu lực (12-09-2014)
    Quan chức Trung Quốc đe dọa Hồng Kông (12-09-2014)
    Nhật-Trung “giành giật” đồng minh (12-09-2014)
    Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại sôi động (12-09-2014)
    Truyền thông thế giới lên tiếng về bài phát biểu đánh bại IS của Mỹ (12-09-2014)
    Đa số dân TQ muốn đánh nhau với Nhật Bản trước 2020 (11-09-2014)
    Anh chạy đua với thời gian nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ (11-09-2014)
    Vì sao Mỹ mời Trung Quốc tham gia liên minh chống IS? (11-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ cuối: Những đường biên giới cát (11-09-2014)
    Mỹ và gánh nặng siêu cường (11-09-2014)
    Nga sẽ đi tiếp nước cờ nào sau Ukraine? (10-09-2014)
    Vòng ôm thắm thiết chiến lược không 'bao vây' Trung Quốc (10-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153113532.